Trẻ em bị quai bị kiêng gì

Trẻ bị quai bị kiêng gì là câu hỏi mà nhiều bậc cha mẹ đặc biệt quan tâm đẻ nhanh chóng giúp trẻ phục hồi sức khỏe. Nhất là trong thời điểm mà dịch bệnh vào mùa lây lan và phát triển nhanh chóng như hiện nay.

Bệnh quai bị là căn bệnh mà trẻ thường hay gặp phải khiến cơ thể mệt mỏi, miệng đau nhức, biếng ăn và gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt của trẻ. Hơn thế nữa, bệnh quai bị còn có khả năng lây lan nên trẻ cần phải được chăm sóc đúng cách và kiêng cữ một số thứ để đảm bảo sức khỏe an toàn cho trẻ.

Vì vậy, bài viết dưới đây của honnhangiadinh sẽ chia sẻ với cha mẹ bé một số điều cần kiêng cữ khi trẻ bị quai bị để có cách phòng ngừa và chăm sóc tốt nhất.

1. Thời gian diễn biến của bệnh quai bị ở trẻ

Thông thường, giai đoạn khởi phát và toàn phát của bệnh quai bị diễn ra khá nhanh. Khi khởi phát với những cơn sốt 38 – 38,5 độ C, nôn ói… thì chỉ khoảng 24 – 48 giờ sau, bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn toàn phát với sự xuất hiện của tình trạng viêm tuyến mang tai một bên.

Và, 1 – 2 ngày sau đó, bên còn lại sẽ tiếp tục sưng tấy để kết thúc giai đoạn toàn phát và bệnh diễn tiến sang giai đoạn mới, giai đoạn lui bệnh. Giai đoạn này thường kéo dài 10 ngày và các triệu chứng như sốt, sưng, đau cũng sẽ chấm dứt.

Do đó, khoảng thời gian lý tưởng để các mẹ kiêng cữ cho trẻ bị quai bị là trong 10 – 20 ngày, vừa đảm bảo bệnh đã lui hoàn toàn mà sức khỏe trẻ cũng đã kịp ổn định trở lại.

2. Khi bị quai bị trẻ cần kiêng gì?

Có khá nhiều vấn đề mẹ phải kiêng cữ cho con khi mắc bệnh quai bị để giúp trẻ mau hồi phục:

Kiêng những thực phẩm có chứa a-xít

Cóc, xoài, me, dưa chua… là những loại thực phẩm giàu a-xít, có tác dụng làm tăng hoạt động tiết nước bọt, khiến tình trạng viêm tuyến nước bọt trở nặng. Vì thế mà vết sưng quai bị sẽ càng sưng to hơn, trẻ bệnh càng đau đớn, khó chịu hơn.

Kiêng gió, nước lạnh

Không nên đưa trẻ bị quai bị ra ngoài gió, hoặc tiếp xúc quá nhiều với nước lạnh. Thay vào đó, các bậc cha mẹ hãy giữ trẻ trong nhà  thoáng mát sạch sẽ hoàn toàn trong khoảng 10 ngày, đến khi những vùng quai bị sưng tấy giảm hẳn. Như thế vừa hạn chế tác nhận vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài.

Không tự sử dụng thuốc uống, bôi hay đắp lên vùng bị sưng quai bị

Những phương pháp trị bệnh dân gian, truyền miệng chưa được khoa học kiểm chứng có thể mang đến nhiều hậu quả khôn lường lên sức khỏe của trẻ, làm tình trạng sưng viêm tăng nặng, thậm chí có thể gây ra nhiễm trùng cho trẻ cho nên cha mẹ đặc biệt lưu tâm vấn đề này
.
Lời khuyên tốt nhất dành cho các bậc cha mẹ vẫn là phải đưa con trẻ đến khám ở các bác sĩ chuyên khoa để kịp thời chẩn đoán, phát hiện và có được phương pháp điều trị đúng đắn nhất.

Hạn chế vận động

Một trong những điều các mẹ hết sức lưu ý khi chăm sóc trẻ bị quai bị là nên cho trẻ nghỉ ngơi và hạn chế vận động tối đa. Đặc biệt là những bé trai có tình trạng sưng đau ở tinh hoàn.

3. Trẻ bị quai bị có dùng quạt không?

Lời khuyên dành cho trẻ mắc bệnh quai bị là kiêng nước lạnh, kiêng gió. Tuy nhiên, các mẹ nên hiểu một cách khoa học rằng việc riêng gió là để tránh sự lây nhiễm của bệnh ra cộng đồng bởi quai bị có thể lây truyền qua nước bọt khi trẻ nói chuyện ho, hắt hơi…

Do đó, khi trẻ bị quai bị, mẹ vẫn có thể cho trẻ nằm quạt bình thường. Tuy nhiên, cần để mức quạt vừa đủ để bé cảm thấy thoải mái

4. Trẻ bị quai bị có cần kiêng tắm?

Giữ gìn vệ sinh thân thể là một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình điều trị quai bị. Vì vậy, các chuyên gia y tế vẫn khuyên các mẹ nên tắm rửa thường xuyên cho trẻ, dù đang mắc bệnh quai bị.

Tuy nhiên, các mẹ cần tắm cho trẻ bằng nước ấm, ở nơi kín gió và tắm nhanh, tránh để trẻ ở trong nước quá lâu. Nếu trẻ quá mệt, mẹ nên lau người bằng nước ấm để đảm bảo vệ sinh cơ thể cho trẻ.

5. Bị quai bị có nên ăn thịt gà và uống nước cam

Vấn đề dinh dưỡng vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ khi đặt ra câu hỏi bệnh quai bị kiêng gì. Đặc biệt, theo phong tục của người Việt Nam, những lúc ốm đau thường là thời điểm cần bồi dưỡng sức khỏe bằng những thực phẩm bổ dưỡng như thịt bò, thịt gà.

Theo các chuyên gia y tế, các mẹ vẫn có thể chăm sóc, tăng cường dưỡng chất bằng những món ăn chế biến từ thịt gà. Tuy nhiên, mẹ nên nấu thành các món ăn loãng, hầm thịt gà thật mềm để trẻ dễ nhai, nuốt, dễ tiêu và để tránh vết sưng quai bị thêm đau nhức, khó chịu.

Nước cam chứa nhiều loại vitamin, rất cần thiết để tăng sức đề kháng cho trẻ mắc bệnh quai bị. Vì vậy, chẳng cớ gì mà mẹ lại không bồi dưỡng cho trẻ 1 ly nước cam mỗi ngày để trẻ có thể nhanh chóng khỏi bệnh.

6. Thời gian kiêng cữ khi bị quai bị

Khi đặt ra câu hỏi trẻ bị bệnh quai bị kiêng gì thì các mẹ cũng không khỏi băn khoăn về thời gian kiêng cữ cho trẻ. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia y tế, các mẹ nên kiêng các vấn đề kể trên cho trẻ bị quai bị ít nhất 10 ngày và tốt nhất là khoảng 20 ngày kể từ khi phát hiện dấu hiệu trẻ mắc bệnh.

Hy vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp cha mẹ giải đáp được thắc mắc trẻ bị quai bị kiêng gì. Để từ đó có cách chăm sóc chu đáo, đúng cách và đảm bảo cho trẻ có đầy đủ sức khỏe trong suốt thời gian mắc bệnh quai bị. Cha mẹ đừng bao giờ quên những vấn đề trên để có biện pháp chăm sóc và bảo vệ bé yêu nhà mình thật tốt nhé. Hẹn gặp lại trong những bài viết hấp dẫn tiếp theo cùng với mẹ Shi nhé

Trẻ em bị quai bị kiêng gì Trẻ em bị quai bị kiêng gì Reviewed by admin on February 18, 2019 Rating: 5
Powered by Blogger.