Trẻ Bị Thủy Đậu Nên Ăn Gì? Kiêng Những Gì? Phải Làm Gì? Có Nên Tắm? Cách Chăm Sóc?
Thủy đậu là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là trẻ em, bệnh thường xuất hiện, bùng phát và lan rộng vào tháng 3 tháng 4 hàng năm. Thủy đậu thực chất là một bệnh lành tính, có thể chăm sóc bé bị thủy đậu đúng tại nhà, tuy nhiên nếu mắc những sai lầm trong quá trình hỗ trợ điều trị có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng trẻ. Vậy thủy đậu ở trẻ em chăm sóc như thế nào là đúng cách? Những lưu ý trong quá trình hỗ trợ điều trị cho trẻ ra sao? Bài viết sẽ mang lại cho các mẹ những kiến thức cơ bản về căn bệnh này.Trẻ bị thủy đậu nên và kiêng ăn gì?
Khi trẻ được xác định chính xác mắc thủy đậu, việc chăm sóc trẻ được đặt lên hàng đầu, trong đó chế độ ăn của trẻ đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh, có những loại thực phẩm giúp cải thiện tình trạng bệnh của trẻ. Tuy nhiên cũng có những thức ăn lại khiên tình trạng của trẻ thêm nghiêm trọng, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Sau đây là một số lưu ý cho các mẹ về các loại thực phẩm cần lưu ý khi chăm sóc trẻ em bị thủy đậu tại nhà.Những thực phẩm trẻ bị thủy đậu nên ăn
- Nước là thứ đầu tiên cần được bổ sung khi bé bị thủy đậu, có thể bổ sung nước thông qua nước lọc, nhưng tốt nhất nên cho trẻ uống nhiều nước hoa quả tươi, ngoài cung cấp nước còn cung cấp một lượng lướn vitamin cũng như tăng sức đề kháng cho trẻ.
- Cho trẻ ăn nhiều hoa quả, trái cây có chứa nhiều vitamin A và C giúp tăng khả năng miễn dịch. Đồng thời bổ sung thêm các loại thức ăn chứa nhiều kẽm, magie, canxi. Một số loại rau khuyên dùng như: bắp cải, cà rốt, dưa chuột, cà chua…..
- Đối với những trẻ bị lên mụn nước do thủy đậu ở miệng nên ăn những thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, như cháo, thức ăn nấu mềm, giúp dễ hấp thu cũng như giảm cảm giác đau nhức khi ăn cho trẻ.
- Nước tam đậu, cam thảo: lấy 100g đậu xanh, 100g đậu đen, cùng 2g cam thảo sắc với 1l nước, giữ lại 500ml nước, chia ra làm 2 – 3 lần cho trẻ uống dần.
- Canh thanh nhiệt: trẻ bị thủy đậu thường kèm theo sốt, nóng trong người, canh thanh nhiệt là lựa chọn tốt để giải nhiệt cho trẻ. Lấy củ đậu, củ năng, rể tranh, đọt tre non mỗi loại 20g sắc với 1l nước lấy 650ml, cho trẻ uống 2 lần/ ngày. Tuy nhiên cần lưu ý với những trẻ mắc bệnh ho, hen suyễn thì không được dùng củ năng.
- Nước ép rau sam có tác dụng giải nhiệt, kháng viêm.
- Cháo đậu đỏ, ý dĩ.
- Cháo đậu thịt heo: cho đậu đỏ, gạo tẻ, thịt nạc xay vào với lượng nước thích hợp ninh nhừ, cháo này dễ tiêu giúp cung cấp chất dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho trẻ.
Những thực phẩm trẻ bị thủy đậu không nên ăn
Bên cạnh những thực phẩm hỗ trợ hiệu quả cho quá trình phục hổi ở trẻ, có những loại thực phẩm các mẹ cần đặc biệt lưu ý không cho trẻ ăn trong quá trình chăm sóc trẻ em bị thủy đậu. Vậy bị thủy đậu nên kiêng ăn gì? Sau đây là một số loại thực phẩm như vậy:Một số mẹ thường cho trẻ ăn rất nhiều sữa khi bé bị thủy đậu vì nghĩ như vậy sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ, tuy nhiên chính điều đó lại khiến bệnh của trẻ nặng hơn, do sữa, bơ, kem. Phô mai và những sản phẩm chế biến từ sữa khiến cho da bị nhờ, tăng cảm giác ngứa ngày, khó chịu ở trẻ.
Thức ăn, thực phẩm có chứa nhiều axit.
Trong quá trình hỗ trợ điều trị thủy đậu vitamin C đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên những thực phẩm chứa lượng axit cao như cam, chanh lại gây ra phản ứng axit, làm cho mụn nước mọc nhiều hơn, tăng cảm giác ngứa rát cho trẻ. Cũng không nên cho trẻ sử dụng các sản phẩm từ cafe hay socola làm cho các vết thương bị viêm nhiễm sưng tấy.Hải sản tuy cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại chứa histamine là chất gây dị ứng ngứa, làm bệnh ở trẻ nặng hơn, vì vậy trẻ bị thủy đậu nên kiêng ăn hải sản.
Thức ăn cay nóng cũng là nguyên nhân khiến các triệu chứng trầm trọng hơn, do trầm trọng hơn tình trạng sốt, nóng trong của trẻ.
Trong quá trình chăm sóc trẻ em bị thủy đậu tại nhà, thực phẩm chế biến bằng cách xào, rán, chiên chứa nhiều dầu mỡ cũng nên hạn chế cho trẻ ăn, vì nó gây nóng.
Đồ ăn ngọt, mặn, chứa nhiều gia vị sẽ làm tình trạng bệnh nặng hơn, nhất là thức ăn chứa nhiều muối do tích trữ nước, làm các mụn nước bị loét, lâu lành để lại sẹo to.
Đồ chế biến từ gạo nếp cũng là một trong những loại thức ăn cần tránh khi bị thủy đậu, nó khiến các mụn nước bị mưng mủ, dễ để lại sẹo. Các thức ăn như đậu phộng, lạc khô, nho khô làm virut phát triển mạnh hơn, bệnh thêm trầm trọng.
Trong danh sách thức ăn bé bị thủy đậu nên kiêng nhục quế là thức ăn tối kị nhất, vì nó mang tính đại nhiệt, thuần dương, có tác dụng ôn nhiệt, trợ hỏa, quá khô táo, gây nguy hiểm cho trẻ em khi bị thủy đậu.
Những loại thực phẩm trên cần được hạn chế hoặc loại bỏ ra khỏi chế độ ăn uống của trẻ khi trẻ bị bệnh thủy đậu, để tránh tình trạng bệnh nặng hơn và để lại những di chứng không mong muốn.
Chăm sóc trẻ bị thủy đậu như thế nào? Có nên tắm không?
Đây có lẽ là câu hỏi được các mẹ rất quan tâm, vậy khi trẻ em bị thủy đậu nên làm gì? Cách chăm sóc như thế nào là đúng? Khi trẻ xác định bị thủy đậu, mẹ nên lên kế hoạch chăm sóc trẻ thật hợp lý, để trẻ nhanh khỏi bệnh và tránh được những biến chứng không nên có.Cách chăm sóc khi bé bị thủy đậu?
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, khi bị thủy đậu, trên người bé xuất hiện các mụn nước phồng rộp, nếu không được vệ sinh sạch sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng, đây là biến chứng thường gặp nhất của bệnh thủy đậu ở trẻ. Trẻ hay có thói quen đưa tay lên mặt gãi các mụn nước dễ làm da trầy xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào, vì vậy cần vệ sinh sạch sẽ tay chân cho trẻ. Có những người quan niệm sai lầm rằng thủy đậu phải kiêng nước kiêng gió, dẫn đến việc nhiễm trùng ở trẻ rất nguy hiểm. Các mẹ có thể sử dụng nước lá đắng, lá ổi để lau người nhẹ nhàng cho trẻ, khi lau phải sử dụng khăn thật mềm, lau thật nhẹ, không được kéo trượt tránh việc mụn nước bị vỡ ra.Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, để tăng sức đề kháng cũng như miễn dịch cho trẻ, tuy nhiên nên tránh những thức ăn mà các bé bị thủy đậu nên kiêng đã kể trên để trẻ nhanh hồi phục nhất.
Cách ly trẻ bị bệnh với những người khác, vì bệnh thủy đậu do virut gây ra rất dễ lây lan, tuy mỗi người thường chỉ mắc thủy đậu một lần, nhưng với những người sức đề kháng yếu vẫn có thể mắc lại.
Khi thấy nước trong các nốt phỏng không trong mà có màu đục, trẻ có dấu hiệu ho, sốt cao, người mệt, đau đầu, nôn, … đây là dấu hiệu của bội nhiễm cần mang trẻ đến ngay bệnh viện để được hỗ trợ điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm.
Một số sai lầm thường gặp khi chăm sóc trẻ bị thủy đậu?
- Kiêng nước kiêng gió: đây là quan niệm sai lầm dễ dẫn đến biến chứng nhiễm trùng khi trẻ em bị thủy đậu. Khi trẻ không được vệ sinh sạch sẽ, sẽ là môi trường tốt cho virut phát triển và tấn công làm bệnh tình của trẻ trở nên nặng hơn. Nên tắm, vệ sinh cho trẻ hằng ngày bằng nước ấm, tắm nhanh và cho trẻ súc miệng bằng nước muối
- Bôi xanh metylen lên các nốt mụn nước của trẻ: thậm chí có mẹ còn chọc thủng các mụn nước để bôi thuốc vào hỗ trợ điều trị tận gốc, nhưng dễ gây nhiễm trùng, để lại sẹo. Tuy nhiên khi nốt phỏng chưa vỡ bôi thuốc vào không có tác dụng, khi nốt phỏng đã vỡ bôi thuốc có tác dụng làm khô miệng nốt cũng như tránh tình trạng bội nhiễm. không bôi thuốc mỡ tetracyclin, mỡ penicillin, thuốc đỏ hay nghệ tươi.
- Tắm lá vô tội vạ cho trẻ. Không vệ sinh cho trẻ dễ gây nhiễm trùng. Các mẹ thường truyền tai nhau việc sử dụng lá để tắm cho trẻ, đúng là có những loại lá có tác dụng kháng viêm, tránh nhiễm trùng, hỗ trợ quá trình hỗ trợ điều trị ở trẻ. Tuy nhiên da trẻ rất nhạy cảm, dễ gây dị ứng, tổn thương, bên cạnh đó trong lá có thể chứa các chất ảo vệ thực vật còn tồn dư mà ta không thể kiểm soát được, chỉ nên sử dụng lá tắm cho trẻ khi cần thiết dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Có những mẹ trong khi chăm sóc bé bị thủy đậu lại có suy nghĩ nốt phỏng càng nhiều càng nhanh khỏi, suy nghĩ đó sai lầm, việc hỗ trợ điều trị càng làm giảm lượng mụn nước càng tốt, những trẻ có sức đề kháng càng tốt thì số lượng mụn nước càng ít.
Trẻ bị thủy đậu có nên tắm không?
Những lưu ý trong cách chăm sóc trẻ em bị thủy đậu phía trên đã trả lời câu hỏi này. Bị thủy đậu không những không cần tránh nước như quan niệm của một số người mà trẻ còn cần được tắm, vệ sinh sạch sẽ, vì các nốt phỏng rất dễ bị nhiễm trùng, nếu không được vệ sinh sạch sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, có thể gây nên biến chứng bội nhiễm.Tuy nhiên khi vệ sinh cho trẻ cũng nên lưu ý phải tắm, vệ sinh cho trẻ bằng nước đun sôi để ấm, dùng khăn mềm lau thật nhẹ nhàng, tránh cọ xát làm xước da và các vết phỏng. Cũng cần đặc biệt lưu ý khi lựa chọn phương pháp tắm lá cho trẻ.
Cách hỗ trợ điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ? Phải làm gì khi bé bị thủy đậu?
Bên cạnh những cách chăm sóc bé bị thủy đậu, để đẩy nhanh quá trình phục hổi bệnh cho trẻ, các mẹ cũng có thể tham khảo một số cách hỗ trợ điều trị bệnh như sau:- Theo khoa học: có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc hỗ trợ điều trị thủy đậu như: histamin như: chlopheniramin, loratadine… các loại thuốc làm lành vết thương như:xanh metyl, hồ nước,… nếu bệnh nặng có thể sử dụng thêm các thuốc chứa Acyclovir (adenin guanosine). Việc dùng các loại thuốc kháng sinh cho trẻ nhỏ cần có sự hướng dẫn của bác sĩ, uống đúng thời gian và liều lượng được chỉ định.
- Bài thuốc dân gian từ
- Lá dâu: dùng khi tình trạng bệnh ở trẻ nhẹ, chỉ xuất hiện bỏng nước, ngứa nhẹ. Lấy lá dâu tằm, cam thảo, lá tre, rễ sậy sắc cho trẻ uống.
- Với những trẻ có biểu hiện nặng hơn có thể sử dụng kim liên hoa, ngân kiều, bồ công anh, sinh đại, xích thược, chi tử với liều lượng thích hợp sắc lên cho trẻ uống.
- Dù là liệu pháp khoa học hay dân gian, đều phải dựa trên tình trạng bệnh cũng như thể trạng của trẻ để lựa chọn phương pháp cũng như liều lượng thích hợp.
Trẻ bị thủy đậu cần kiêng những gì?
Reviewed by admin
on
February 17, 2019
Rating: