Dùng thuốc bôi ngoài da không hợp lý có thể khiến các vết loét nghiêm trọng hơn, thậm chí là nhiễm trùng. Vậy trẻ bị tay chân miệng nên bôi thuốc gì, uống thuốc gì là tốt nhất ? Xem trả lời chi tiết trong bài này…
Hiện chưa có thuốc điều trị dứt điểm bệnh tay chân miệng, các loại thuốc hay phương pháp chăm sóc chủ yếu nhằm mục đích giảm ảnh hưởng của các triệu chứng.Tùy vào cấp độ bệnh mà có những phương pháp điều trị thích hợp khác nhau. Bệnh chân tay miệng được chia thành 4 cấp độ chính:
CẤP ĐỘ 1:
Nhẹ nhất, thường chỉ bao gồm sốt nhẹ và có xuất hiện phát ban trên da thường là ở vùng tay chân, xung quanh miệng và bên trong khoang miệng, đôi khi phát ban cũng xuất hiện trên vùng mông và bộ phận sinh dục.
Phát ban sau đó tiến triển thành vết loét và khiến trẻ cảm thấy đau đớn khó chịu.
Trẻ bị tay chân miệng cấp độ 1 có thể chăm sóc và điều trị tại nhà. Xem hướng dẫn chi tiết trong bài này.
CẤP ĐỘ 2:
Nặng hơn cấp độ 1. Trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng bao gồm sốt cao ( trên 39 độ C ), sốt kéo dài lên tục ( hơn 2 ngày ), nôn trớ, mệt mỏi li bì, thường xuyên giật mình.
Trẻ bị tay chân miệng độ 2 cần được theo dõi và điều trị tại bệnh viện.
CẤP ĐỘ 3:
Nghiêm trọng hơn cấp độ 2. Triệu chứng thường bao gồm: tim mạch đập chậm, vã mồ hôi lạnh liên tục, huyết áp tăng, cơ bắp có hiện tượng chương phình, thở gấp và nhanh bất thường.
Khi thấy trẻ có những triệu chứng bên trên, cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức.
CẤP ĐỘ 4:
Cực kỳ nghiêm trọng, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Triệu chứng bao gồm suy hô hấp, trụy mạch, mê sảng, ngất lịm… điều trị có thể cần phải lọc máu.
Bệnh tay chân miệng ở trẻ có nguy hiểm không ?
Khi thấy con mình có dấu hiệu bị tay chân miệng, các mẹ cần bình tĩnh để xử trí tình huống, tránh làm con sợ hãi quấy khóc.Hầu hết trẻ bị tay chân miệng thường chỉ giới hạn ở cấp độ 1 – Sẽ không gây nguy hiểm gì cho bé, có thể tự chăm sóc và điều trị tại nhà.
Chỉ khi xuất hiện các triệu chứng của cấp độ 2, 3, 4 mới cần cho trẻ nhập viện để điều trị.
Tay chân miệng có thể biến chứng và gây ra viêm não, viêm màng não, viêm tim… nhưng rất ít gặp.
Nếu con bạn bị tay chân miệng, điều quan trọng là chăm sóc và theo dõi em bé. Nếu xuất hiện những triệu chứng bất thường và không thấy tiến triển tốt lên thì nên cho bé đi khám ngay lập tức.
Trẻ bị tay chân miệng uống thuốc gì ?
Tay chân miệng do virus gây nên, vì thế các loại thuốc kháng sinh không có tác dụng trong điều trị bệnh tay chân miệng. Trừ trường hợp các vết loét phát triển thành nhiễm trùng mới cần dùng thuốc kháng sinh.Hiện chưa có thuốc trị bệnh tay chân miệng. Các triệu chứng xuất hiện sau từ 3 – 5 ngày tính từ ngày nhiễm virus. Trẻ tự khỏi sau khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện từ 7 – 10 ngày mà không cần dùng thuốc.
Thuốc uống điều trị tay chân miệng chủ yếu xoay quanh việc làm giảm đau đớn, khó chịu do các triệu chứng gây nên ( các cơn sốt và các vết loét ).
Trước khi sử dụng thuốc, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các phòng khám uy tín, các mẹ ko tự ý cho con uống
Thuốc đề nghị: Dùng paracetamol và ibuprofen để giảm đau cho bé chỉ khi bé cảm thấy đau đớn khó chịu quá mức hoặc sốt kéo dài.
Chú ý liều lượng khi sử dụng, nó căn cứ vào độ tuổi và cân nặng của con bạn.
Không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác ( đặc biệt là thuốc có chứa aspirin ) khi chưa có chỉ định của các bác sĩ.
Khi em bé bị tay chân miệng, chế độ dinh dưỡng là quan trọng nhất để giúp trẻ giảm đau và phục hồi nhanh hơn.
Trẻ bị tay chân miệng bôi thuốc gì ?
Triệu chứng rõ ràng nhất của tay chân miệng là các vết loét ngoài da.Đầu tiên, trẻ sẽ bắt đầu sốt nhẹ, sau đó là phát ban chủ yếu tại vùng bàn tay, bàn chân, xung quanh miệng và bên trong khoang miệng. Phát ban đôi khi cũng nổi tại vùng mông hoặc bộ phận sinh dục. ( chú ý để không nhầm lẫn với sốt phát ban )
Sau đó, các vết phát ban phát triển và trở thành các vết loét.
Vết loét là dạng vết thương hở, vì thế cần thật cần thận khi chọn thuốc bôi ngoài da cho trẻ bị tay chân miệng.
Trên thực tế, các vết loét chỉ gây đau đớn trong khoảng 2 – 3 ngày rồi tự đóng vảy và biến mất dần sau đó mà không cần dùng thuốc uống hay bôi ngoài da.
Không bôi thuốc cho con của bạn khi chưa có chỉ định của các bác sĩ. Các thuốc bôi bình thường hầu hết không có tác dụng, trong khi gây bít các vết loét khiến chúng nghiêm trọng hơn thậm chí là có thể gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng.
Tuy nhiên,
Vì là vết thương hở, vẫn cần có chế độ chăm sóc thích hợp trên các vết loét để giảm nguy cơ nhiễm trùng và phần nào đó giúp chúng mau chóng lành lặn hơn.
Thuốc bôi ngoài da có thể dùng: dung dịch sát khuẩn nhẹ cho da như xanhmethylen, milian,… và niêm mạc như zytee, kamistad,…
Bạn cũng có thể sử dụng nước muối pha thật loãng để chăm sóc các vết loét. Chú ý rằng nước muối có thể khiến các vết loét đau đớn và khó chịu hơn trong thời gian ngắn.
Ngoài ra,
Không dùng cồn, các loại thuốc hoặc dung dịch sát trùng có nồng độ mạnh. Con của bạn đang nhạy cảm và bé không thể chịu đựng đau đớn do những loại thuốc này mang lại.
Trẻ bị tay chân miệng có tắm được không ?
Được,Trong mọi trường hợp, tắm là cách hiệu quả và nên làm nhất để vệ sinh cơ thể, tránh sự lan tràn và nhiễm trùng của các vết loét.
Chú ý:
- Không tắm cho trẻ bằng xà phòng hoặc sữa tắm. Chúng ăn mòn da và khiến các vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.
- Không tắm cho trẻ trong nước quá nóng, chúng cũng khiến trẻ cảm thấy đau đớn hơn.
- Tuyệt đối không tắm lá cây, lá thuốc. Chúng cực kỳ dễ gây nhiễm trùng, đôi khi còn chứa độc tố có thể xâm nhập vào máu thông qua các vết loét.
Tắm cho trẻ bằng gì khi bị tay chân miệng?
Dùng nước ấm vừa phải, thêm 2 thìa muối sạch vào trong một chậu nước lớn để tắm cho bé hàng ngày.Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là bệnh phổ biến và thường bùng phát thành dịch vào khoảng tháng 9 – tháng 10 hàng năm.
Trẻ dưới 5 tuổi là đối tượng dễ bị tay chân miệng nhất.
Cần có những biện pháp cách ly, phòng ngừa để tránh cho trẻ bị nhiễm virus tay chân miệng.
Giữ trẻ cách xa những người có triệu chứng hoặc bạn nghi ngờ đang bị nhiễm bệnh này.
Nếu con của bạn bị tay chân miệng, giữ trẻ ở nhà, không đi học, ra các khu vui chơi công cộng cho đến khi khỏi hoàn toàn ( khoảng 5 ngày sau khi các triệu chứng đã biến mất ).
Trẻ bị tay chân miệng nên bôi thuốc gì là tốt nhất ?
Reviewed by admin
on
February 17, 2019
Rating: