Trẻ bị rôm sảy và cách chữa trị

Trẻ bị rôm sảy là một trong những hiện tượng phổ biến thường gặp, nhất là đối với trẻ dưới 3 tuổi. Làn da của bé vốn rất mỏng manh nên nếu không được chăm sóc đúng cách dễ gây nên các hiện tượng kích ứng, nhất là khi trời nắng tuyến mồ hôi hoạt động nhiều hơn nên khi không được vệ sinh sạch sẽ dễ dẫn đến tắc tuyến mồ hôi gây nên rôm sảy. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm nhiễm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến làn da của bé sau này. Vậy nguyên nhân gây rôm sảy ở trẻ là gì, cách chăm sóc điều trị khi trẻ bị rôm sảy như thế nào, hướng dẫn phòng ngữa rôm sảy cho trẻ hiệu quả,…..tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây, mời mọi người cùng tham khảo để có thêm nhiều kiến thức chăm sóc bé yêu nhà mình nhé.Hãy cùng gonhub.com tham khảo nguyên nhân và cách điều trị bệnh rôm sảy ở trẻ dưới đây để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.

1. Nguyên nhân trẻ bị rôm sảy

Ở trẻ em, rôm sảy có chủ yếu ở da đầu, cổ, vai, ngực và lưng nhưng cũng có thể có thêm ở kẽ nách, háng. Triệu chứng là xuất hiện các mụn nước dưới da, sau đó nổi mẩn đỏ có thể gây ngứa cho trẻ, thông thường rôm sảy có thể tự khỏi nhưng cũng có một số trường hợp phải được điều trị.

Nguyên nhân gây rôm sảy là do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Việc tắc nghẽn có thể do: các ống tuyến mồ hôi ở trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh nên rất dễ khiến mồ hôi không có đường thoát ra ngoài. Điều này thường xảy ra khi thời tiết nóng nhưng đôi khi cũng do trẻ được cho mặc quần áo quá nóng.

Trẻ bị sốt cao hay trẻ ở trong lồng ấp cũng có thể bị nghẽn các ống tuyến mồ hôi; khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm; do vận động cơ thể (làm việc nặng, chơi đùa…) với cường độ cao; mặc quần áo, tã lót bằng một số loại vải pha nilon gây bí; do một vài vi khuẩn thường trú ngoài da có thể bài tiết một loại chất nhờn làm bít các ống tuyến mồ hôi.

Đa số trẻ chỉ bị rôm sảy khi nóng, còn khi thời tiết mát mẻ, rôm tự lặn hết, không gây tác hại gì. Nhưng cũng có rất nhiều trường hợp mụn rôm làm trẻ ngứa, gãi nhiều làm da sây sát, bị nhiễm khuẩn thêm thành những mụn mủ và nhọt.

2. Trẻ bị rôm sảy phải làm sao?

Khi bị rôm sảy, trẻ rất hay quấy khóc, khó chịu nên phòng của trẻ phải rộng rãi, thoáng mát, tránh đông người; nên mặc quần áo vải cotton mềm, thoáng, rộng và nhạt màu cho trẻ; tắm cho trẻ ngày một lần để da sạch sẽ, mồ hôi được bài tiết dễ dàng, có thể tắm cho bé bằng mướp đắng, lá sài đất tươi giã nát, chè xanh (đảm bảo an toàn) cho vào miếng vải sạch lọc vắt lấy nước tắm hoặc có thể tắm cho bé bằng sữa tắm diệt khuẩn.

Sau khi tắm, lau khô trẻ bằng khăn tắm mềm, mịn, chất liệu cotton thấm hút tốt và không chà mạnh lên da trẻ. Tuyệt đối không sử dụng phấn rôm bôi lên chỗ rôm sảy.

Người mẹ cần ăn uống điều độ, tránh những đồ ăn nóng, nên ăn nhiều đồ mát và uống nhiều nước nếu đang cho con bú. Quần áo của bé phải được giặt sạch và được phơi ở nơi không có bụi khói. Cắt ngắn móng tay, móng chân cho trẻ để tránh khi bị ngứa trẻ gãi làm nhiễm khuẩn da.

Cần đưa trẻ đi khám bệnh khi bị rôm sảy kéo dài hay có các dấu hiệu bội nhiễm như: da sưng, nóng, đỏ, đau; có mủ chảy ra; sưng hạch vùng cổ, nách, bẹn, sốt, ớn lạnh.

3. Cách điều trị rôm sẩy cho trẻ

Rôm sảy rất phổ biến ở trẻ em trong mùa hè, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Nguyên nhân chính là trong thời tiết nóng nực, mồ hôi trẻ tiết nhiều không thoát ra được hết, ứ đọng trong ống bài tiết. Miệng ống dễ bị bụi, ghét bít kín khiến làn da nổi lên nhiều sẩn nhỏ lấm tấm màu hồng, mọc thành từng đám, có khi dày đặc. Càng ở những vùng mồ hôi tiết ra nhiều như trán, cổ, lưng, ngực, các nếp gấp của cơ thể… càng có nhiều rôm.

Đa số trẻ chỉ bị rôm sảy thông thường, đến khi thời tiết mát mẻ, rôm tự lặn hết không gây tác hại gì. Nhưng cũng có nhiều em ít được chú ý giữ da sạch sẽ, gãi nhiều làm da sây sát, bị nhiễm khuẩn thêm thành những mụn mủ và nhọt.

Để trẻ đỡ bị rôm và tránh da bị nhiễm khuẩn trong những ngày hè oi bức, các bậc cha mẹ nên dành cho con những gian phòng rộng rãi, thoáng mát nhất; tránh đưa trẻ đến những nơi hội họp đông người, không khí nóng ngột ngạt, hoặc chen chúc trong những phương tiện giao thông công cộng.

Cho các cháu mặc quần áo vải mỏng, rộng, nhạt màu; nên chọn loại sợi tự nhiên, thấm mồ hôi, tránh dùng những loại vải dày, vải nylon bí mồ hôi. Năng tắm rửa cho trẻ để luôn luôn giữ da sạch sẽ, mồ hôi bài tiết được dễ dàng. Hạn chế các thức ăn quá ngọt như chocolate, kẹo, cho uống đủ nước. Không dùng kháng sinh hoặc bất cứ loại thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Mụn nhọt, nhất là các nhọt đầu đinh, là một nhiễm khuẩn cấp tính do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) gây ra. Các cầu khuẩn này thường có sẵn trên da nhưng không gây bệnh. Về mùa hè nóng bức, mồ hôi ra nhiều nhớp nháp trên da, gây nổi rôm sảy, ngứa gãi, làm ảnh hưởng đến lớp sừng. Tụ cầu có điều kiện thuận lợi chui sâu xuống các tổ chức ở dưới, phát triển và gây bệnh. Chúng chui vào các nang lông, gây viêm nang lông và tiết ngoại độc tố làm hoại tử các tế bào chung quanh nang lông, tạo thành ngòi của những nhọt đầu đinh.

Lúc đầu, trên da xuất hiện một nốt đỏ bằng hạt đỗ. Nốt này lớn dần lên, vùng da chung quanh cũng đỏ tấy và rất đau. Đến ngày thứ 3 hoặc thứ 4, nhọt bắt đầu mềm, giữa nhọt xuất hiện một mụn mủ nhỏ. Sau đó nhọt vỡ, ở chỗ mụn mủ chảy ra mủ và cả cái ngòi trắng xanh hơi xốp, để lại một hố lõm sâu. Chỗ lõm này sẽ đầy lên nhanh chóng và nhọt sẽ khỏi trong vòng 8-10 ngày.

Những trẻ em cơ thể suy yếu, không đủ sức chống đỡ với vi khuẩn có thể bị nhọt liên tiếp; nhọt này vừa khỏi nhọt khác lại mọc lên, có khi gây ra các biến chứng nguy hiểm (viêm thận cấp, nhiễm khuẩn huyết…). Nhọt mọc ở những vị trí đặc biệt như môi trên, cánh mũi có thể gây biến chứng nặng như viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, đe dọa tính mạng người bệnh.

Có những trường hợp nhiều nhọt mọc cạnh nhau thành cụm, kết hợp với nhau thành một mảng đỏ lớn rất đau. Trong mảng đỏ này có nhiều nhọt, khi vỡ ra thành nhiều lỗ sâu lỗ chỗ như gương sen hoặc tổ ong, dân gian gọi là nhọt tổ ong (anthrax). Trẻ rất đau, toàn trạng nặng; sốt cao, quấy khóc nhiều, dễ có biến chứng.

Trường hợp chỉ có 1-2 nhọt bắt đầu mọc, ta có thể bôi cồn iốt vào đúng chỗ nhọt, hoặc dùng cao tiêu nhọt dán lên. Nếu nhọt đã mềm, nên đến cơ sở y tế chích tháo mủ. Trường hợp nhọt mọc liên tiếp, hết đợt này đến đợt khác thì nên đến bệnh viện khám tìm nguyên nhân. Đối với những nhọt mọc ở môi trên, cánh mũi lại càng phải thận trọng, tuyệt đối không được nặn; nên đi khám bệnh sớm, điều trị tích cực để phòng biến chứng.

4. Chế độ ăn uống cho bé bị rôm sảy

Để chống mệt mỏi và giải nhiệt cho cơ thể, khi bị rôm sảy các mẹ nên cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây tươi như bơ, cam, chanh, quýt… Ngoài ra các món chè đậu xanh, đậu đỏ cho ít đường, ăn bột sắn dây chín và uống thêm nước rau má sẽ làm mát cho cơ thể của bé. Tuyệt đối không cho bé uống đá hoặc những trái cây để ở ngắn đá quá lạnh có thể làm bé bị viêm họng.

5. Có nên cho trẻ bị rôm sảy tắm lá?

Rất nhiều bậc cha mẹ khi thấy con có hiện tượng bị rôm sảy thường vò các loại lá như sài đất, chè tươi… để tắm. Theo các bác sĩ nhi khoa, nên hết sức thận trọng khi sử dụng các loại lá này như cần phải rửa sạch, kỹ, ngâm qua nước muối trước khi đun nước tắm vì các loại lá này có thể chứa nhiều vi khuẩn gây hại, thậm chí có thể có thuốc bảo vệ thực vật, rất khó rửa sạch nên chưa biết là tốt hay hại.

Ngay cả lá bàng, chè xanh mà nhiều phụ huynh hay tắm cho trẻ cũng không hề tốt, có thể khiến trẻ mắc bệnh. Vì trong hai loại lá này có chất ta nanh (chất chát) dễ làm cho da em bé bị tổn thương. Ngoài ra, có những loại như trúc đào, lá bạch hoa trà thiết thảo tuyệt đối không được dùng tắm cho trẻ vì chúng chứa chất độc có thể dẫn đến viêm da, nhiễm trùng nặng.

Quan niệm khi trẻ bị rôm sảy phải tắm lá mới khỏi là không đúng. Đây là hiện tượng do khí huyết nóng phát ra nên việc tắm lá sẽ không có tác dụng. Cách chữa trị là nên giải nhiệt cho trẻ bằng cách cho ăn đồ mát. Việc tắm lá cho trẻ nhỏ (trẻ sơ sinh) chỉ được dùng khi có bệnh và phải theo chỉ định của bác sĩ.

6. Dùng phấn rôm khi trẻ bị rôm sảy

Khi bị rôm sảy, nhiều bậc phụ huynh cũng có thói quen dùng phấn rôm xoa ngoài da các bé để không bị ẩm ướt do nhiều mồ hôi. Có nhiều công thức hóa học pha chế phấn rôm tùy nơi sản xuất nhưng thành phần chính vẫn là bột talc, muối calci, muối kẽm, chất béo và một số chất tạo mùi thơm. Tuy nhiên, việc lạm dụng phấn rôm có thể gây những tác hại khó ngờ. Khi hít phải bụi phấn rôm, trẻ sẽ bị ho, khó thở, nôn và có thể tím tái, phù phổi.

Để tránh những tác hại cho trẻ, phụ huynh cần chọn các sản phẩm của các thương hiệu có uy tín, còn hạn sử dụng và không chứa chất gây hại. Trước khi dùng, phụ huynh cần thử phản ứng da của trẻ với sản phẩm bằng cách lấy một ít phấn ra tay, thoa nhẹ nhàng lên da của bé và theo dõi trong 24 giờ; tránh bôi phấn cho trẻ ở nơi có nhiều gió, quạt; không thoa phấn lên vùng da bị hăm hay đang bị viêm nhiễm và sau khi sử dụng xong cần đậy nắp, cất nơi cao, tránh xa tầm với của trẻ.

6. Thuốc trị rôm sảy và bệnh chốc ở trẻ

Thuốc trị rôm sảy
Khi các lỗ chân lông bị bít, mồ hôi không tiết được, ứ lại, tạo ra trên da nhiều mụn nước, bên trong có màu đỏ, gọi là rôm sảy. Có thể phòng rôm sảy bằng phấn rôm (thực chất là bột talc). Vệ sinh sạch sẽ, lau khô da rồi mới rắc một lớp bột talc mỏng. Nếu da không sạch, có nhiều mồ hôi hay rắc bột talc quá dày thì sẽ gây bết, làm cho lỗ chân lông bị bít kín thêm, trẻ dễ bị rôm sảy hơn.

Khi trẻ bị rôm sảy nhiều có thể dùng thuốc tím pha loãng để tắm, tắm ít nhất ngày một lần với dung dịch thuốc tím loãng (1/10.000). Bôi dung dịch dalibour toàn thân mỗi ngày một đến hai lần. Chấm thuốc màu eosine hay millan vào chỗ da bị trầy sưng. Chú ý, không được dùng kháng sinh hay corticoid khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thuốc trị bệnh chốc
Là bệnh nhiễm trùng da nguyên phát do liên cầu khuẩn (hoặc có thể có cả tụ cầu khuẩn), thường xuất hiện ở đầu, mặt, cổ. Khởi phát là một bóng nước trong hoặc dát hồng trong có bóng nước. Sau đó, bóng nước hóa mủ, mủ làm dính các sợi tóc lại với nhau; sau đó vỡ ra, đóng mày vàng mật ong, dưới mày là một vết trợt đỏ rớm dịch, thương tổn nằm dưới lớp sừng.

Sau khi các bóng nước đã vỡ bôi dung dịch millan lên các vết trợt. Làm mềm và tróc vảy bằng cách đắp khăn ướt tẩm dung dịch thuốc tím pha loãng (1/10.000) hay các loại pommade sát khuẩn. Không được dùng pommade penicilin hay sulfamid vì dễ gây ra chàm tiếp xúc. Trường hợp bôi thuốc không có kết quả, tổn thương nhiều thì phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, tuỳ từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ có phải dùng kháng sinh hay không.

Một số lưu ý để bé không bị rôm sảy

  • Không nên ủ bé quá kỹ hay mặc quá nhiều quần áo cho bé.
  • Bạn cần hạn chế để trẻ đi ra nắng, tắm nước mát, uống đủ nước.
  • Tránh làm trầy xước các vết rôm sảy, bởi lẽ khi bị trầy xước da, dễ dẫn đến nhiễm trùng da.
  • Ngoài ra, cũng cần lưu ý trong việc chăm sóc và bảo vệ làn da mỏng manh của bé.
Để làm được điều này các bậc cha mẹ chỉ cần tuân theo những tiêu chí đơn giản sau đây:
  • Hạn chế không cho bé ra nắng từ 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều.
  • Luôn giữ cho da bé được khô ráo và sạch sẽ.
  • Nên chọn quần áo cho trẻ được thiết kế bằng những chất liệu mát mẻ và thấm hút tốt.
  • Không nên thoa quá nhiều kem hay phấn lên da trẻ vì sẽ bịt lại các lỗ chân lông, dễ khiến trẻ bị nổi rôm hơn.
Sau khi tham khảu nguyên nhân và cách điều trị rôm sảy ở trẻ trên đây chắc hẳn các bậc phụ huynh sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích giúp chăm sóc sức khỏe bé yêu một cách toàn diện, nhanh chóng phục hồi làn da mềm mịn của bé. Chúc con yêu của bạn luôn khỏe mạnh, phát triển toàn diện mỗi ngày và hãy luôn đồng hành cùng gonhub.com để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé
Trẻ bị rôm sảy và cách chữa trị Trẻ  bị rôm sảy và cách chữa trị Reviewed by admin on February 16, 2019 Rating: 5
Powered by Blogger.