Phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị nấc và cách chữa hiệu quả

Trẻ sơ sinh bị nấc cục phải làm sao luôn là câu hỏi mà các mẹ lần đầu chăm sóc con nhỏ thắc mắc. Đối với những người lần đầu tiên làm cha mẹ thì chỉ cần một biểu hiện khác thường ở trẻ thôi cũng khiến bạn hoang mang lo sợ bé bị bệnh nguy hiểm. Một trong những hiện tượng thường gặp nhất là bé bị nấc cụt, đây là một trong những biểu hiện bình thường và sẽ giảm dần khi trẻ trên 1 tuổi nên các bạn không cần quá lo lắng. Nếu bạn muốn tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị nấc cụt, những mẹo chữa nấc ở trẻ sơ sinh,….thì không thể bỏ qua thông tin trong bài viết dưới đây của chúng tôi đâu nhé.Hãy cùng gonhub.com tham khảo nguyên nhân và cách chữa nấc cụt ở trẻ sơ sinh dưới đây nhé.

Nguyên nhân của hiện tượng nấc cụt này là do co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành, làm cho khí hít vào bị ngưng đột ngột, thanh môn bất ngờ đóng kín lại. Nấc thường kéo dài vài phút và có thể vài lần trong một ngày. Nấc là phản xạ của thần kinh phế vị được hình thành từ trong bào thai để chuẩn bị vận hành các cơ hô hấp cho việc thở ngay sau khi trẻ được sinh ra.

Mọi trẻ sơ sinh khoẻ mạnh đều có thể bị nấc vào bất cứ lúc nào, nhất là sau sinh và giảm dần sau một tuổi. Nấc thường xảy ra sau khi ăn, thay đổi tư thế, khi bị nóng, lạnh….Nếu trẻ bị nấc mỗi ngày vài lần, mỗi lần 3 phút là bình thường không cần khám và điều trị gì, dần dần tình trạng này sẽ hết.

Để giảm nấc, không nên cho bé ăn khi bé bị đói quá, và cũng không nên cho ăn hoặc bú quá no, khi cho bé bú bằng bình cần chú ý không để trẻ bú quá nhanh làm dạ dày dãn nhiều hơi. Sau khi ăn nên bế trẻ đầu cao khoảng 10 phút.

Nếu bé bị nấc mật độ dày và kéo dài, có thể cắt cơn nấc bằng cách cho bé uống một vài thìa nước hay bú mẹ, bế bé đứng thẳng đỡ đầu và lưng bé, để cằm bé tỳ vào vai mẹ sau đó vuốt lưng hoặc vỗ nhẹ để bé ợ hơi, cũng có thể dùng ngón tay ấn cùng lúc vào 2 nắp tai trẻ vài phút.

1. Trẻ bị nấc cục nhiều phải làm sao?

Hỏi: Bé nhà tôi được 17 tháng. Mỗi lần ăn xong hoặc cười đùa cháu rất hay bị nấc. Xin hỏi bác sĩ, nấc nhiều như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của cháu không và làm thế nào để hạn chế nấc? (Minh Hiền, Hà Nội)

Trả lời của bác sĩ: Nấc xảy ra do cơ hoành co thắt đột ngột, ngay khi cơ hoành co thắt, nắp thanh quản (nắp đóng đường dẫn khí để tránh cho thức ăn, thức uống rơi vào phổi) đóng lại tạo nên tiếng “hic”. Nấc có thể tự nhiên xuất hiện hay xảy ra khi trẻ vừa cười vừa ăn hoặc vừa cười vừa uống.

Ai cũng có thể bị nấc, tuy nhiên, nấc lại hay xảy ra ở trẻ nhỏ. Bạn có biết, ngay cả khi bé còn ở trong bụng mẹ, bé đã bị nấc cụt trước khi bé biết thở. Như vậy, nấc là một hiện tượng trong quá trình phát triển của trẻ, vì thế bạn không cần phải lo lắng khi con mình hay bị nấc, nhất là khi ăn.

Nếu trẻ không khó chịu hay mệt mỏi vì nấc, bạn cũng không cần cố gắng làm trẻ dừng nấc, hoặc có cách cho trẻ không nấc nữa là hãy cho trẻ uống nước, sữa hoặc cho trẻ bú. Tuy nhiên, đôi khi cách này cũng không hiệu quả.

Khi trẻ bị nấc, bạn có thể làm theo một số mẹo như: Đối với trẻ sơ sinh, bế trẻ lên rồi dùng ngón tay gãi nhẹ trên môi hoặc mang tai của bé khoảng 60 cái, nếu trẻ khóc được thì sẽ khỏi nấc nhanh hơn vì lúc đó thần kinh thực quản giãn ra, triệu chứng nấc sẽ biến mất. Ủ ấm, sưởi ấm cho trẻ. Với trẻ lớn hơn, có thể cho trẻ uống nước. Nếu trẻ lớn, hướng dẫn trẻ cách hít thở sâu, ngồi gập người trên đầu gối… Trong trường hợp trẻ bị nấc liên tục trong 3 giờ đồng hồ thì nên đưa tới bác sĩ khám và tìm nguyên nhân để được can thiệp sớm.

2. Bé sơ sinh bị nấc cụt có phải là bệnh?

Hỏi: Bé gái 2 tháng tuổi, từ khi sinh ra đã hay bị nấc và nấc rất lâu. Mỗi lần bé thường nấc khoảng từ 7 tới hơn chục phút, có lần tới 20 phút, ngày nấc 3 – 4 lần. Xin bác sĩ cho hỏi có cách nào chữa được nấc cho bé không? (Phan Nhung – Hà Nội)

Trả lời: Nấc cụt ở bé thường xảy ra sau khi ăn, do dạ dày bị căng giãn vì quá nhiều hơi hoặc thức ăn. Để có thể ngăn ngừa tình trạng này, các bà mẹ chỉ cần cho bé ăn – bú đúng giờ trước khi bé quá đói và không nên để quá no.

Bé bú mẹ bị nấc thường do nuốt quá nhanh hay nuốt cả không khí. Nếu cho bé bú bình, các bà mẹ nên tìm cho trẻ loại núm vú có thể điều chính tốc độ chảy của sữa. Ngoài ra, nấc cụt ở bé còn có thể do trào ngược dạ dày – thực quản, viêm phổi hay bị phản ứng thuốc.

Nấc cụt là hiện tượng hết sức bình thường và hay xảy ra đối với bé sơ sinh, nhất là vào những tháng đầu sau sinh và sẽ giảm hẳn sau 1 tuổi. Vỗ hay vuốt lưng cho trẻ ợ hơi hoặc để cho bé ngậm, mút một cái gì đó.

Nấc cụt do sự co thắt ngoài ý muốn của cơ hoành, tuy nhiên dấu hiệu này cũng thể do một số bệnh lý như thoát vị cơ hoành, áp xe dưới hoành hoặc các bệnh phổi, tim, thiếu máu cục bộ, tăng urê huyết… Do vậy nếu bé nhà em bị nấc cụt kéo dài thì tốt nhất em nên cho bé đi khám chuyên khoa Nhi, tại đây bé sẽ được khám trực tiếp và điều trị đúng phương pháp nhất.

3. Mẹo hay chữa nấc cho trẻ sơ sinh

Bé nhà mình hiện được 4 tháng tuổi và rất hay bị nấc. Mỗi lần như vậy cả hai vợ chồng đều xót con, sốt ruột tìm mọi cách để bé hết nấc. Thế nên, mình ‘thu lượm’ được một vài cách chữa nấc cho trẻ khá hay, xin chia sẻ cùng các mẹ nhé!

Trẻ sơ sinh bị nấc đa phần là do bú quá no kèm theo nuốt hơi vào dạ dày. Ngoài ra, nếu thời tiết quá lạnh, trẻ cười đùa nhiều hoặc vừa ăn uống, vừa cười cũng dễ bị nấc. Thông thường, chỉ một thời gian ngắn khoảng vài chục phút là cơ thể tự cân bằng và hết nấc cụt. Nhưng cũng có trường hợp nấc cụt kéo dài cả ngày hoặc vài ngày. Các bà mẹ không phải lo lắng khi trẻ nấc nhiều lần khi ăn, hãy cứ tiếp tục cho trẻ ăn và nấc sẽ tự hết.

Để chữa nấc cho trẻ sơ sinh, bác sĩ nhi khoa khuyên rằng, hãy bế trẻ lên rồi dùng ngón tay gãi nhẹ trên môi hoặc mang tai của bé khoảng 60 cái, nếu trẻ khóc được thì sẽ khỏi nấc nhanh hơn vì lúc đó thần kinh thực quản giãn ra, triệu chứng nấc sẽ biến mất. Ủ ấm, sưởi ấm cho trẻ.

Ngoài ra, bạn có thể dùng hai ngón tay trỏ nhét chặt hai lỗ tai của trẻ chừng nửa phút; hoặc dùng ngón trỏ và ngón cái bóp kín hai cánh mũi, đồng thời khép kín miệng trẻ lại trong vòng 2-3 giây, rồi nghỉ 2-3 giây và lặp lại 15-20 lần.

Một cách đơn giản nhất chữa nấc là vỗ nhẹ trên lưng bé. Có thể vỗ cả ở vai nhưng phải vỗ nhẹ nhàng và dứt khoát. Điều này giúp bé ợ hơi và hết nấc. Hoặc, cho bé uống từng hớp nước nhỏ để ngừng cơn nấc. Khoảng 2,5ml nước lọc là đủ ngăn chặn cơn nấc.

Với bé đến tuổi ăn dặm, đặt một ít đường trên lưỡi giúp bé chữa nấc. Vị ngọt của đường làm sao lãng các dây thần kinh và ngăn chặn chúng co thắt.

Thay núm vú bình sữa: nếu núm vú quá lớn, tức là bé nuốt phải nhiều không khí khi bú. Sữa sẽ chảy nhỏ giọt khi dốc ngược bình sữa thay vì chảy ồ ạt là đảm bảo núm vú phù hợp.

Cuối cùng, các mẹ có thể dùng mật ong để chữa nấc cũng rất hiệu quả. Lấy khăn sữa nhỏ của bé hoặc cái đánh tưa dành cho trẻ sơ sinh, quấn vào ngón tay trỏ, chấm một ít mật ong rồi đưa vào miệng của bé. Cách này còn giúp bé hết tưa lưỡi.

Lưu ý: Nếu trẻ bạn bị nấc liên tục trong 3 giờ đồng hồ thì nên đưa tới bác sĩ khám và tìm nguyên nhân nấc để được can thiệp sớm.

4. Làm gì khi trẻ sơ sinh bị nấc

Hỏi: Tôi có con gái 16 ngày tuổi. Mỗi khi thay bỉm hoặc sau khi tắm, cháu thường bị nấc. Xin bác sỹ cho biết nguyên nhân tại sao và làm thế nào cho cháu khỏi nấc. (Thao Nhi – TPHCM)

Trả lời của bác sỹ nhi khoa: Mọi trẻ sơ sinh khoẻ mạnh đều có thể bị nấc vào bất cứ lúc nào, nhất là sau sinh và giảm dần sau một tuổi. Nấc thường xảy ra sau khi ăn, thay đổi tư thế, khi bị nóng, lạnh…. Nếu trẻ bị nấc mỗi ngày vài lần, mỗi lần 3 phút là bình thường không cần khám và điều trị gì, dần dần tình trạng này sẽ hết.

Để giảm nấc, không nên cho bé ăn khi bé bị đói quá, và cũng không nên cho ăn hoặc bú quá no, khi cho bé bú bằng bình cần chú ý không để trẻ bú quá nhanh làm dạ dày dãn nhiều hơi. Sau khi ăn nên bế trẻ đầu cao khoảng 10 phút. Như vậy cháu bé con bạn trong tháng đầu bị nấc là hiện tượng bình thường ở trẻ nhỏ, bạn đừng quá lo lắng.

Nếu bé bị nấc mật độ dày và kéo dài, có thể cắt cơn nấc bằng cách cho bé uống một vài thìa nước hay bú mẹ, bế bé đứng thẳng đỡ đầu và lưng bé, để cằm bé tỳ vào vai mẹ sau đó vuốt lưng hoặc vỗ nhẹ để bé ợ hơi, cũng có thể dùng ngón tay ấn cùng lúc vào 2 nắp tai trẻ vài phút. Có nhiều người chữa “mẹo” bằng cách lấy cuốn chiếu hoặc một mẩu giấy dán lên trán giữa đầu trong lông mày cũng làm trẻ hết nấc.

5. Bé 1 tháng tuổi bị nấc cục nhiều có nguy hiểm không?

Hỏi: Chào bác sĩ, Bé nhà em thường xuyên bị nấc cụt từ 1 tháng tuổi đến nay (hiện bé đã được 3 tháng 3 ngày tuổi).

Lúc bé 1 và 2 tháng tuổi thì khi bé bú xong em đã cho bé ợ hơi rồi mới đặt bé nằm xuống, nhưng bé nằm xuống và vận động tay chân thì bị trào ngược sữa và bé bị nấc cụt. Từ khi bé bắt đầu có nước bọt bé hay bị nấc cụt là lúc em để bé nằm rồi trò chuyện với bé, bé cười hoặc ê a khoảng tí là bé nấc cụt ngay (không biết có phải do nước bọt nhiều quá bé nuốt không kịp làm cho bé nấc cụt không, vì dạo này miệng bé tiết rất ra nhiều nước bọt), 1 ngày bé bị nấc cụt khoảng 3 đến 4 lần, mỗi khi bé bị nấc cụt thì em cho bé uống nước, có lúc thì bé uống nước tí là hết nấc cụt nhưng có khi bé uống nước rât nhiều nhưng vẫn không hết nấc cụt em phải pha sữa cho bé bú thì mới hết.

Em đã thử kê gối cho đầu bé cao hơn mình bé lúc nằm để khắc phục tình trạng này nhưng vẫn không có kết quả (hiện em cho bé nằm loại gối vỏ đậu). Xin hỏi bác sĩ bé bị nấc cụt nhiều vậy có bị bệnh gì không và làm sao để khắc phục được tình trạng này. Em xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều.

Trả lời: Nấc cục là phản xạ của bé dưới 4 tháng tuổi khi dạ dày bị căng. Nếu làm cho bé hít vô lâu hơn hoặc giữ hơi thở lại sẽ giúp bé hết nấc cục (cho uống nước, bú, chọc cho bé cười). Phản xạ này sẽ hết khi bé lớn hơn.

6. Chia sẻ kinh nghiệm chữa trị nấc cụt nhiều lần ở trẻ

Mẹ bé Socola: Bé nhà em được 2 tháng 1 tuần tuổi. Từ khi bé trong bụng mẹ bé đã nấc cụt liên tục, hầu như ngày nào cũng nấc, em mỗi ngày canh bé nấc chứ ko cần canh bé đạp. Lúc bé sinh ra thì cũng bị nấc luôn. Mặc dù em có đọc trên web nói bé sơ sinh bé nào cũng dễ nấc cụt, nhưng bé nhà em nấc cụt hơi bị nhiều, cụ thể như sau:

Bé thức dậy nằm chơi một lúc là tự nhiên nấc;
Bé kêu nằm chơi đồ chơi, kêu ii, ee rất vui vẻ, kêu phấn khích quá là….nấc;
Bé đang nằm chuẩn bị tè là nấc hoặc đôi khi tè ướt đít nấc;
Thi thoảng đang bế bé tự nhiên kêu to vui vẻ, phấn khích cũng nấc;
Tắm xong chưa kịp mặc quần áo thì nấc (cái này em nghĩ nấc do lạnh)
Em mua xe đẩy về cho bé nằm bên trong cho cao đầu lên nhưng bé cũng nấc. Một ngày bé nấc phải 5,6 lần.
Mỗi khi bé nấc, em cho bé bú mẹ, bú chút xíu là sẽ hết nấc.
Bé nhà em khá ngoan, rất chịu khó nằm chơi, nằm tự nói chuyện i i đáng yêu lắm, nhưng nằm tí lại nấc như em nói trên. Mà khi nấc bé rất biết hợp tác với mẹ, hễ nấc là dù đã bú no cũng chịu khó bú tiếp để khỏi nấc.

Vấn đề đáng lo ngại là hết tháng 9 em sẽ đi làm lại, lúc đó chẳng có “ti mẹ” ở nhà để chữa nấc cho bé (em cũng đang tập cho bé bú bình nhưng bé ko thích lắm nên ko dùng bình sữa chữa nấc được), bé nhà em ko chữa nấc bằng cách cho khóc được, vì bé chỉ khóc tí xíu là nín thôi nên ko đủ “đô” để hết nấc. Với lại với tần suất nấc nhiều như thế, cho bé khóc hoài cũng tội.

Có mẹ nào có con bị nấc như bé nhà em ko ạ? Không biết khi nào bé sẽ hết nấc ạ? Em băn khoăn ko biết nấc với tần suất thế là bình thường hay bất thường, có cần đi khám bác sĩ ko nữa. Các bố, mẹ thông thái chỉ dẫn giúp em với nhé, con đầu nên em còn ngờ nghệch lắm ạ.

Mẹ Ngọc Dung: Nguyên nhân gây nấc là sự thay đổi nhiệt độ hoặc luồng không khí đột ngột. Do đó, mẹ cháu có thể tránh bằng cách giữ nhiệt độ, không khí trong phòng được ổn định. Ví dụ:

Bé thức dậy thì choàng thêm chiếc khăn xô vào cổ cho bé để không bị gió, các cửa sổ cửa chính khép lại hoặc để hướng gió sang hướng khác để tránh gió lạnh thổi trực tiếp vào người bé.

Cho bé ngậm kẹo gừng nếu bé có thể ngậm được, hoặc bôi chút dầu gió (dầu Phật Linh sẽ ko nóng gắt như Trường Sơn) vào cổ tay, gáy, 2 dái tai bé)

Khi tắm cho bé không để nhiệt độ nước tắm quá chênh lệch với nhiệt độ phòng. Nếu mùa đông lạnh thì cần bật điều hòa chiều nóng hoặc quạt sưởi để phòng ấm hơn. Nhiệt độ nước tắm không chênh lệch quá 3-5 độ so với thân nhiệt của bé cũng như nhiệt độ phòng.

Mẹ bé Chi Chi: Bé nhà mình cũng bị nấc từ trong bụng mẹ, ra ngoài mới thấy khổ, mình phải để ý con suốt ngày chả rời đi đâu được. Bé nấc thì không ngừng, mỗi tiếng hức hức như người lớn, cào cấu cho bé khóc mà đôi khi không khóc nổi nữa. Mỗi lần nấc là cả nhà như chữa cháy, nào nước, nào mật ong đủ cả mà không ăn thua. Mình chỉ biết là bị co thắt cơ hoành còn chữa thế nào thì cũng chưa biết ở đâu chữa cả.

Có trường hợp nhưng là người lớn nấc liên tục thì đến bệnh viện châm cứu vào huyệt nào đó thì hết nấc nhưng con nhà mình bé quá mình chưa muốn dùng phương pháp này. Mẹ nào có kinh nghiệm thì cho lời khuyên nhé

Mẹ bé Nhím: Bé nhà mình ăn xong cũng thi thoảng bị nấc, bạn có thể chữa bằng 1 số cách:

Cho bé bú (cách này là nhanh nhất)
Búng vào gót chân bé để bé khóc (cách này Nhím nhà mình vô tác dụng, với cả mình cũng chả dám búng mạnh)
Ghì bé thật chặt vào lòng để bé khóc Thường thì mình hay cho bú, nếu không chịu bú mà bị mẹ ép quá Nhím sẽ la oai oái, kêu 1 lúc là hết.
Đừng để bé nấc, bé sẽ bị mệt.

Mẹ Phạm Hải Bình: Các mẹ thân, trẻ bị nấc có thể do nhiều nguyên nhân ị, tè, lạnh …, hồi Bi nhà mình còn trong cữ, mình dùng mật ong để chũa nấc, hiệu quả lắm, lấy khăn sữa nhỏ của bé í, hoặc cái đánh tưa trẻ sơ sinh đấy, quấn vào ngón tay trỏ rồi chấm vào một ít mật ong rồi là vào miệng em bé, 1 chút xíu hết nấc ngay, vừa chữa nấc lại vừa khỏi bi tưa nữa.

Bây giờ dược gần 9 tháng rồi nhưng thỉnh thoảng vẫn bị nấc, lúc này cu cậu có thể buồn tè hoặc buồn vệ sinh, giải quyết xong cái là ngon ngay. Các cụ bảo trẻ nấc thì chỉ có buồn ị hay tè đấy thôi…các mẹ mới có con thơ thử xem nhé.

Hy vọng với những thông tin trẻ sơ sinh bị nấc cụt trên đây các mẹ đã biết được nguyên nhân và cách chữa cho bé hiệu quả nhanh nhất giúp bé thoải mái hơn rồi đúng không nào, đây là một trong những hiện tượng bình thường ở trẻ nên không cần quá lo lắng đâu nhé. Chúc các bé luôn khỏe mạnh, phát triển toàn diện mỗi ngày và hãy luôn đồng hành cùng gonhub.com để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị nhé.
Phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị nấc và cách chữa hiệu quả Phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị nấc và cách chữa hiệu quả Reviewed by admin on February 16, 2019 Rating: 5
Powered by Blogger.