Trẻ bị kiết lỵ nên ăn gì

Bệnh kiết lỵ hay hội chứng lỵ là do vi trùng Entamoeba dysenteria gây ra, làm cho công năng vận hóa của tỳ vị bị rối loạn gây ra bệnh. Bệnh kiết lỵ là một dạng của tiêu chảy nhưng trong phân có kèm theo máu, mủ, chất nhầy, nhiều nước và đau bụng. Kiết lỵ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Bệnh kiết lỵ ở trẻ có nguy hiểm không?

Thông thường, khi mắc bệnh kiết lỵ, trẻ sẽ bị tiêu chảy ít nhất 3 lần/ngày phân lỏng, hoặc thậm chí trẻ đi cầu ra nước. Khi quan sát phân của bé, mẹ sẽ thấy phân trẻ có chất nhầy lợn cợn sợi máu. Trẻ lớn sẽ than mắc rặn còn trẻ nhỏ thì có thể bụng chướng sình, và trẻ khóc tím mặt do khó chịu mắc đi cầu.

Bệnh kiết lỵ kéo dài, trẻ thường xuyên đi ngoài, sẽ dẫn đến cơ thể mất nước trầm trọng. Với các triệu chứng như: mắt trũng sâu, da khô, ở trẻ sơ sinh thường có biểu hiện bồn chồn, khó chịu, nguy hiểm hơn trẻ có thể bị hôn mê nếu không điều trị kịp thời, trẻ có thể tử vong trong vòng 24 giờ.

Ngoài ra, trẻ bị bệnh kiết lỵ còn có nguy cơ gây nhiễm trùng ruột, gây viêm loét đường ruột dẫn đến thủng ruột và tử vong. Thậm chí vi khuẩn có thể đi vào đường máu và gây nhiễm trùng phổi, não, và các cơ quan khác trong cơ thể. Lâu ngày sẽ bị suy dinh dưỡng, gầy yếu, suy nhược cơ thể.

Hai nguyên nhân chính thường gây ra hội chứng lỵ là nhiễm trực khuẩn đường ruột ký sinh trùng và do nhiễm khuẩn đường ruột trong đó quan trọng nhất là con vi khuẩn Shigella là tác nhân thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Còn kí sinh trùng thường gặp nhất là con Entamoeba histolytica lại thường gặp ở trẻ trên 5 tuổi. Trẻ bị bệnh kiết lỵ có triệu chứng giống bệnh tiêu chảy nhưng phân có máu.

Bệnh thường lây từ người này sang người khác thông qua khoang miệng. Nếu tay vô tình tiếp xúc với chất thải của người bị bệnh kiết lỵ, hoặc thức ăn có chứa vi khuẩn gây bệnh kiết lỵ cũng dễ bị lây bệnh. Ngoài ra, rau quả bị nhiễm độc nếu rửa trong nguồn nước bị ô nhiễm, hoặc dùng chất thải của người bị bệnh kiết lỵ để bón cho đất trồng rau, vi khuẩn lỵ sẽ bám vào rau và đi vào cơ thể khi ăn.

Sống trong vùng đang có dịch bệnh: Kiết lỵ là bệnh truyển nhiễm vì thế nếu trẻ tiếp xúc hoặc sống trong vùng đang có dịch kiết lỵ thì sẽ có nguy cơ bị nhiễm bệnh kiết lỵ cao hơn.

Khi bị kiết lỵ trẻ nên và không nên ăn gì?

Khi trẻ bị bệnh kiết lỵ, ngoài việc điều trị bằng thuốc, cha mẹ cần tuân thủ một chế độ dinh dưỡng thích hợp cho trẻ để bệnh nhanh khỏi.

* Những thực phẩm nên ăn:

Đối với trẻ còn bú mẹ, nên tiếp tục cho trẻ bú mẹ và bú nhiều hơn, lâu hơn.

Đối với trẻ đã ăn bổ sung, cha mẹ nên chọn những món ăn nhạt, loãng, không có xơ và dầu mỡ để dễ tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng và không có tính kích thích như cháo, súp, canh… Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, không ăn quá no vào một bữa.

Nên ăn thực phẩm như: gạo tẻ, gạo nếp, mì, đại mạch, đậu cove, đậu non, củ mài, hạt sen, đậu xanh… Đây là những thực phẩm này ngoài việc dễ tiêu, còn có tác dụng hạn chế đi lỏng.

Bổ sung rau quả tươi trong chế độ ăn: nên luộc, hoặc ép thành nước cho dễ sử dụng. Các loại hoa quả như chuối, táo giàu kali, chứa pectin- chất xơ hòa tan trong nước giúp giảm tiêu chảy khi bị kiết lỵ.

Nên bổ sung các thực phẩm có tác dụng diệt khuẩn lỵ tốt vào chế độ ăn khi bị kiết lỵ: tỏi, lá chè, ngó sen, ổi,… Hoặc chế biến một vài món ăn theo dân gian có thể chữa trị kiết lỵ như lá mơ lông hấp trứng gà, canh rau sam, cháo rau dền, tỏi,…

Bổ sung lợi khuẩn probiotic giúp cải thiện sức khỏe ruột kết, đặc biệt tốt cho trẻ bị bệnh kiết lỵ như Cốm vi sinh,....

Cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước bị mất đi qua phân (đi đại tiện càng nhiều lần, lượng nước cơ thể mất đi càng lớn), có thể uống dung dịch oresol, nước cháo muối, nước muối đường, nước gạo rang,… uống càng nhiều càng tốt tùy vào tình trạng mất nước của cơ thể.

Sau khi trẻ khỏi bệnh vẫn cần duy trì chế độ ăn giàu năng lượng (giàu glucid, lipid và protein) bằng cách cho trẻ ăn thêm 1 bữa hàng ngày so với bình thường trong 2 tuần để tránh suy dinh dưỡng.

* Thực phẩm cần tránh:

Tránh các sản phẩm sữa như pho mát, kem, bơ và kem, đây là những thực phẩm gây kích ứng ruột, làm bệnh kiết lỵ trở nên trầm trọng hơn. Có thể thay thế các sản phẩm sữa từ sữa bò bằng các sản phẩm từ sữa đậu nành, sữa hạnh nhân.

Tránh thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng như ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, hành tây, đậu bắp, đậu Hà Lan, bông cải xanh, súp lơ…

Tránh các thực phẩm giàu chất xơ và thức ăn có nhiều dầu mỡ, các thức ăn chế biến sẵn. Những thực phẩm như hành tây, giá đỗ, rau cần, rau hẹ… có thể gây kích thích các vết loét ở đường ruột, làm nặng lên tình trạng đi ngoài do lỵ.

Tránh thức ăn cay, nóng sẽ làm tình trạng kiết lỵ trở nên nghiêm trọng hơn.

Đồ uống có cồn, có ga, có chứa cafein như: rượu, bia, cà phê, soda, nước ngọt…

Khi trẻ bị bệnh kiết lỵ, cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để các bác sĩ hỗ trợ kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm cho con. Đồng thời, duy trì cho trẻ một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Minh Huệ 

Trẻ bị kiết lỵ nên ăn gì Trẻ bị kiết lỵ nên ăn gì Reviewed by admin on February 18, 2019 Rating: 5
Powered by Blogger.