Trẻ Bị Chân Tay Miệng Uống Thuốc Gì và cách điều trị

Chân tay miệng là một trong những nỗi lo thường trực của những người làm cha mẹ khi có con nhỏ dưới 5 tuổi. Bệnh chân tay miệng có thật sự đáng sợ như nhiều người nghĩ? Trẻ em bị chân tay miệng uống thuốc gì? nên bôi thuốc gì? bé bị chân tay miệng khám ở đâu? các mẹ hãy cũng theo dõi bài viết dưới đây của Oeoe để tìm ra giải đáp cho những lo lắng về bệnh cũng như hiểu sâu hơn về bệnh chân tay miệng ở trẻ và cách hỗ trợ điều trị.

Trẻ bị chân tay miệng có nguy hiểm không?

Mặc dù không phải là bệnh mới xuất hiện nhưng khoảng hơn chục năm trước, chân tay miệng còn được coi là bệnh lạ và ít được sự quan tâm của các bác sỹ chuyên khoa cũng như những người làm cha mẹ. Tuy nhiên, sau trong 10 năm trở lại đây, trước sự bùng phát của bệnh, sự lây lan và những biến chứng nguy hiểm mà chân tay miệng gây ra, bệnh được coi như một nỗi lo sợ luôn lơ lửng trên đầu các con, nhất là những bé dưới 5 tuổi.

Và điều đáng lo ngại nữa là bệnh dễ tái đi tái lại và chưa có thuốc đặc hỗ trợ điều trị bởi nguyên nhân gây bệnh là do virut với 16 chủng khác nhau. Bệnh lây lan nhanh qua đường tiêu hóa và dễ để lại các biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ bị biến chứng nặng cũng như tử vong chiếm rất ít, chỉ cần có kiến thức đúng mực về căn bệnh này thì việc phòng cũng như hỗ trợ điều trị bệnh chân tay miệng cho békhông có gì là khó khăn cả.

Trẻ bị chân tay miệng có biểu hiện như thế nào?

Để hỗ trợ điều trị chân tay miệng cho bécó hiệu quả tốt thì việc đầu tiên là phải phát hiện bệnh sớm. Bởi bệnh thường dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác như sốt phát ban, sởi, thủy đậu.. nên cha mẹ cần lưu ý một số dấu hiệu nổi trội sau đây để phát hiện kịp thời và có hướng hỗ trợ điều trị chân tay miệng ở trẻ.

Chân tay miệng thường xuất hiện sau trong vòng 3-7 ngày sau khi nhiễm virut. Sốt là dấu hiệu xuất hiện đầu tiên kéo dài trong khoảng thời gian 24 đến 48 giờ. Bé thường có các biểu hiện như viêm đường hô hấp trên: sốt nhẹ, đau họng, chảy dãi, biếng ăn.. những biểu hiện này rất dễ nhầm với dấu hiệu chuẩn bị mọc răng sữa nên có không ít cha mẹ chủ quan.

Trẻ bị chân tay miệng một hoặc hai ngày sau sẽ bắt đầu xuất hiện các nốt ban đỏ mà khởi phát là từ trong miệng, môi trong, lợi, lưỡi. Tiếp sau là các nốt ban nổi lên ở tay, chân và các vùng khác trên cơ thể. Các nốt ban dạng chấm đỏ, dễ nhầm với bệnh sởi hoặc sốt phát ban.

Sau đó các nốt ban dần hình thành dạng phỏng nước, đây là lúc bé có thể có sốt nhẹ và các nôt phỏng rất dễ vỡ cũng là nguyên nhân khiến cho bé lười ăn, bỏ bú, quấy khóc. Điều hỗ trợ điều trị bé bị chân tay miệng sẽ khó khăn hơn nếu các vết phỏng vỡ bị nhiễm trùng và bé dễ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng.

Khi bé có dấu hiệu sốt cao, kèm với li bì, ngủ khó đánh thức, ngủ hay giật mình( thường là khi bé thiu thiu ngủ), có cơn co giật hoặc run tứ chi thì có thể bé đã gặp các biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, phù phổi cấp.. và bé cần được đưa đến bệnh viện ngay.Bệnh chân tay miệng ở trẻ em và cách hỗ trợ điều trị không đúng sẽ gây ra nhiều biến chứng cũng như đe dọa đến tính mạng.

Điều hỗ trợ điều trị trẻ bị chân tay miệng như thế nào hiệu quả?

Bệnh tay chân miệng trẻ em cách hỗ trợ điều trịthật ra không phức tạp như nhiều người lầm tưởng. Mặc dù chưa có thuốc đặc hiệu nhưng đã có những phác đồ hỗ trợ điều trị rất hiệu quả nên cha mẹ không cần phải quá lo lắng khi thấy con mình mắc bệnh chân tay miệng.

Bé bị chân tay miệng uống thuốc gì?

Một trong những câu hỏi thường gặp của các cha mẹ khi có con bị bệnh này làbệnh chân tay miệng ở trẻ em dùng thuốc gì? Hiện tại chưa có thuốc đặc hỗ trợ điều trị tay chân miệng cho bé bởi bệnh là do virut gây ra, nên chỉ có hỗ trợ điều trị hỗ trợ bằng cách giảm các triệu chứng và thực hiện cách ly chống lây lan.

Nếu trẻ bị chân tay miệng chỉ có loét miệng và tổn thương da nhẹ thì có thể hỗ trợ điều trị ngoại trú hoặc được theo dõi tại y tế cơ sở, dùng thuốc hạ sốt nếu có sốt và được hướng dẫn theo dõi các biểu hiện để cho trẻ đến tái khám.

Khi có các dấu hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ khám ở đâu? cha mẹ nên cho con đến khoa nhi hoặc khoa truyền nhiễm tại các bệnh viện để kiểm tra và hỗ trợ điều trị. Nếu bé có các biểu hiện sốt cao, kéo dài, khó thở, co giật.. thì các bác sỹ sẽ chỉ định cách hỗ trợ điều trị chân tay miệng cho bécó sốt cao là hạ sốt tích cực bằng paracetamol và phenobarbital, nhưng nếu paracetamol không đạt hiệu quả thì sẽ được thay thế bằng thuốc ibuprofen lặp lại 6-8 h nếu có sốt trở lại. Bé sẽ được cho thở oxy, truyền dịch nếu bé khó thở, không uống thuốc được hoặc khi các bác sỹ thấy biểu hiện của các biến chứng nguy hiểm.

Bé bị chân tay miệng bôi thuốc gì?

Trẻ em bị chân tay miệng bôi thuốc gìkhi các nốt phồng bị vỡ, loét? Bé sẽ được chỉ định dùng dung dịch sát khuẩn nhẹ cho da như xanhmethylen, milian… và niêm mạc như zytee, kamistad… khi có các vết loét.Cồn cũng là một loại thuốc sát khuẩn nhưng không được dùng bởi tính sát khuẩn cao sẽ gây xót và làm các vết loét lâu lành.
Chăm sóc trẻ bị chân tay miệng ra sao?
Ngoài việc cách hỗ trợ điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ bằng thuốc thì cách chăm sóc về dinh dưỡng cũng như vệ sinh của người chăm sóc cho bé cũng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phục hồi của bé.

Vệ sinh cho bé bị chân tay miệng

  • Khi phát hiện con bạn bị bệnh thì cần thực hiện cách ly ngay với trẻ khác để tránh lây nhiễm. đồng thời thông báo ngay cho trung tâm y tế hoặc trung tâm dịch tễ nơi bạn đang sống.
  • Mẹ rửa tay sạch với xà phòng trước khi nấu ăn, cho con ăn, sau khi tiếp xúc với trẻ và sau khi đi vệ sinh.
  • Rửa sạch tay và hướng dẫn có rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Lau nhà, ngâm đồ chơi, quần áo của con bằng dung dịch Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác.
  • Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ cho con bằng nước sạch và xà phòng để hạn chế nguy cơ bội nhiễm.
  • Nếu được hỗ trợ điều trị tại nhà, mẹ sẽ được bác sỹ hướng dẫn cách hỗ trợ điều trị bé bị chân tay miệng bằng các dung dịch hoặc gel súc miệng như: gel lidocaine (dùng được cho trẻ mọi lứa tuổi), xịt miệng benzydamine (dùng cho trẻ từ 5 tuổi trở lên), súc miệng benzydamine (dùng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên) hoặc mẹ cũng có thể dùng nước muối sinh lý.
  • Tiệt trùng hoặc luộc sôi các vật dụng ăn uống hàng ngày của trẻ như bình sữa, thìa, bát..

Dinh dưỡng cho trẻ bị chân tay miệng

Khi bị chân tay miệng, các biểu hiện sốt, vỡ, loét các nốt phồng làm bé mệt mỏi, chán ăn nên dễ bị sút cân và việc hỗ trợ điều trị kéo dài. Do vậy, dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng và cha mẹ lưu ý một số điểm sau:

  • Việc ép trẻ ăn sẽ không khiến cho trẻ ăn được nhiều hơn mà có khi còn làm cho trẻ quấy khóc hơn và lười ăn hơn thậm chí là nôn trớ. Nếu bé không ăn được nhiều trong một bữa thì mẹ nên chia thành các bữa nhỏ.
  • Mẹ vẫn cần phải đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm cơ bản: tinh bột, đạm, dầu mỡ và rau quả cho mỗi bữa ăn của con. Bệnh khiến cho trẻ bị đau miệng nên mẹ chế biến thức ăn cho con cần mềm, nhuyễn và lỏng hơn bình thường.
  • Không cho trẻ ăn khi đồ ăn còn nóng vì nhiệt độ cao sẽ làm xót vết loét trong miệng, đồ ăn để mát thì có thể bé sẽ chịu ăn hơn.
  • Nếu trẻ bị chân tay miệng lười ăn cháo, bột thì có thể tạm thay thể bằng các loại sữa.
  • Sữa chua, nước hoa quả, hoặc một cốc sữa mát sẽ khiến bé thích thú hơn đấy. Nước cam, nước ép bưởi, hoa quả sẽ giúp bé hồi phục hơn nhờ các vitamin giúp tăng cường sức đè kháng tự nhiên của cơ thể.
  • Sau khi ăn mẹ cũng nên cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý và cho con nghỉ ngơi đầy đủ trước khi bắt đầu bữa ăn khác.
  • Vitamin C đóng vài trò quan trọng cho một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Tuy nhiên cơ thể không tự tổng hợp được Vitamin C nên mẹ bổ sung bằng các thực phẩm giầu vitamin C hoặc các loại thuốc, siro bổ sung.
  • Sau khi con khỏi bệnh được 4 đến 5 ngày thì cần quay về chế độ ăn bình thường.
  • Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ không chỉ giúp con không bị xuống cân mà còn giúp bé phục hồi thể trạng ban đầu.

Một số sai lầm thường gặp khi chăm sóc trẻ bị chân tay miệng?

  • Kiêng gió, kiêng nước: bệnh chân tay miệng ở trẻ em hỗ trợ điều trị không cần kiêng nước, kiêng gió như nhiều người nghĩ, chỉ cần giữ vệ sinh sạch sẽ, không để cho những vết loét tiếp xúc với môi trường bụi bẩn để tránh bội nhiễm. Có nhiều mẹ kiêng tắm cho con vì sợ nước làm cho dịch ở trong vết phồng lan ra vùng da khác. Mẹ vẫn phải tắm hàng ngày cho con bằng nước sạch, tránh kỳ mạnh, gãi là vỡ nốt phồng.
  • Tự ý sử dụng kháng sinh: bệnh tay chân là do virut gây ra nên thuốc kháng sinh không có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Kháng sinh chỉ được các bác sỹ dùng trong trường hợp có bội nhiễm.
  • Bệnh tay chân miệng chỉ sảy ra vào thời điểm giao mùa: bệnh có thể sảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, giao mùa là thời điểm khí hậu chuyển biến bất ngời, cơ thể chưa thích ứng ngay được với thời tiết nên dễ bị nhiễm bệnh.
  • Tự ý bôi, rắc các loại thuốc trước khi đến khám: nhiều mẹ hỏi nhau trẻ em bị chân tay miệng thì bôi thuốc gì? rồi mách nhau các loại thuốc tự chế để bôi cho con mà không có sự hướng dẫn của bác sỹ. Việc tự ý bôi rắc các loại thuốc lên mụn sẽ khiến cho biểu hiện bệnh tạm thời bị lu mờ đi khiến cho các bác sỹ chẩn đoán sai bệnh. Đồng thời, một số loại kem, thuốc không đúng chỉ định còn làm cho các vết loét bị tổn thương nặng hơn và khó hỗ trợ điều trị hơn.
Hi vọng với những chia sẻ về việc “Trẻ bị chân tay miệng uống thuốc gì? Bôi thuốc gì? Điều hỗ trợ điều trị, cách hỗ trợ điều trị? Cách chăm sóc? Lưu ý? Khám ở đâu? Sai lầm thường gặp?” sẽ thực sự có ích cho các mẹ trong việc chăm sóc con trẻ!
Trẻ Bị Chân Tay Miệng Uống Thuốc Gì và cách điều trị Trẻ Bị Chân Tay Miệng Uống Thuốc Gì và cách điều trị Reviewed by admin on February 17, 2019 Rating: 5
Powered by Blogger.