Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột và cách điều trị

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột hoặc nhiễm trùng đường ruột là một hiện tượng phổ biến. Tùy vào từng tình huống cụ thể mà trẻ sẽ có triệu chứng, mức độ nặng nhẹ và cách điều trị khác nhau. Dưới đây là những điều cần biết để giúp bạn chăm sóc sức khỏe bé tốt hơn.

Nguyên nhân trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Hệ tiêu hóa của trẻ những năm đầu đời khá non yếu, do vậy có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất trong mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi.

 – Có nhiều loại vi khuẩn có thể gây ra bệnh về đường ruột cho trẻ:

  • Ersinia : được tìm thấy trong thịt lợn.
  • Khuẩn tụ cầu : được tìm thấy trong các sản phẩm sữa, thịt và trứng.
  • Shigella , được tìm thấy trong nước (thường hồ bơi).
  • Salmonella , có trong thịt, các sản phẩm từ sữa và trứng.
  • Sampylobacter , được tìm thấy trong thịt và gia cầm.
  • E. coli , được tìm thấy trong thịt bò và rau sống.

– Cơ chế gây bệnh:

Chủ yếu là vi khuẩn xâm nhập qua con đường ăn uống, sau đó vào ruột, sinh sôi và tấn công cơ thể.
Vi khuẩn có thể sản xuất các chất có hại được gọi là chất độc. Những độc tố này có thể vẫn còn ngay cả sau khi đun sôi thức ăn.
Lây nhiễm từ người bệnh qua tiếp xúc chân tay, qua đồ dùng cá nhân,…

-Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ cho trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột như:

  • Trẻ có hệ miễn dịch yếu.
  • Thực phẩm bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn.
  • Thực phẩm chưa được nấu chín, để lâu bên ngoài, không được hâm nóng lại.
  • Dùng thuốc làm giảm độ acid dạ dày.
  • Xuất hiện một ổ dịch gần đó.
  • Đi du lịch rất nhiều và sống ở nơi đông đúc.
  • Triệu chứng ở trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột
Tùy vào mỗi loại vi khuẩn, mức độ nhiễm khuẩn và tình trạng sức khỏe của bé mà trẻ sẽ có một số biểu hiện sau:
  • Ăn mất ngon, chán ăn.
  • Buồn nôn và ói mửa.
  • Tiêu chảy.
  • Đau bụng và chuột rút.
  • Máu trong phân.
  • Sốt.
  • Nếu kéo dài sẽ bị sụt cân, chậm lớn.

Điều trị nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em

Nhiễm khuẩn đường ruột ở người lớn thường dễ điều trị hơn so với nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em. Nguyên tắc chung là phải giữ đủ nước và tránh các biến chứng.

1. Trường hợp nhẹ.

Trường hợp này bạn hoàn toàn có thể chăm sóc và điều trị tại nhà, thông thường chỉ sau 1-2 ngày (có thể lâu hơn tùy vào mỗi trẻ) là khỏi.

  • Uống nước thường xuyên, với trẻ sơ sinh thì phải được bú sữa.
  • Ăn/ uống nhiều trái cây có kali như chuối, cam, nước dừa tươi,…; đặc biệt lưu ý với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng chưa thể ăn những loại này.
  • Chia nhỏ bữa ăn, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong ngày.
  • Làm mềm thức ăn để trẻ dễ nuốt và tiêu hóa.
  • Một số loại đồ uống như: gừng, rượu dấm táo, húng quế,…sẽ giúp làm dịu dạ dày, chống nhiễm trùng.
  • Có thể dùng dung dịch oresol nếu biểu hiện trở nên nặng hơn.

2. Trường hợp nặng.

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu sau bạn nên cho bé đi khám:

  • Tiêu chảy kèm theo sốt. Tiêu chảy nhiều lần (5-6 lần/giờ)
  • Phân có nhày lẫn máu hoặc phân toàn nước, đục; không tiểu tiện hoặc tiểu rất ít.
  • Trẻ lừ đừ, vã mồ hôi, tay chân lạnh, bỏ bú, không ăn uống được, nôn mửa nhiều.
  • Bạn không nên tự ý cho bé uống thuốc đau bụng hay thuốc kháng sinh, đặc biệt với trẻ sơ sinh. Vì điều này có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Biến chứng của bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em

  • Biến chứng ít xuất hiện hơn ở những trẻ lớn và khỏe mạnh nhưng không phải là không có. Các triệu chứng có thể kéo dài hơn 1 tuần.
  • Các biến chứng của các bệnh nhiễm trùng bao gồm sốt cao, đau cơ bắp và không có khả năng kiểm soát chuyển động ruột.
  • Một số vi khuẩn có thể ảnh hưởng tới thận, chảy máu trong đường ruột và thiếu máu.
  • Nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị có thể gây tổn thương não và tử vong.
  • Xem thêm: Phải làm sao khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng?

Phòng tránh bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em

  • Vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên rửa tay.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với những người đang bị bệnh.
  • Lựa chọn thức ăn tươi ngon, rửa sạch và nấu chín. Hạn chế ăn những đồ sống, uống sữa chưa tiệt trùng.
  • Vệ sinh nhà bếp sạch sẽ, phân loại các thực phẩm và dụng cụ riêng và để ngăn nắp.
  • Sử dụng các loại thớt và dao riêng cho đồ chín và đồ sống.
  • Bảo quản thức ăn cẩn thận, nên sử dụng trong vài giờ.
  • Nên mang nước uống đóng chai khi đi xa.
Tóm lại, phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn có thể phòng tránh cho trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bằng chế độ ăn uống, vệ sinh và lối sống lành mạnh. Khi thấy trẻ có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn, bạn hãy cẩn thận chăm sóc bé một cách hợp lý để giúp bé nhanh chóng hồi phục.

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột và cách điều trị Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột và cách điều trị Reviewed by admin on February 17, 2019 Rating: 5
Powered by Blogger.