Cách chữa chàm sửa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Theo bác sĩ cao cấp Nguyễn Văn Lộc – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, để điều chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cách tốt nhất là các bậc cha mẹ cần hiểu về bệnh, hiểu về cơ địa của con để từ đó đưa ra được cách chữa hiệu quả nhất.

90% cha mẹ không biết con mắc phải chàm sữa

Nuôi con là trải nghiệm đầy thú vị nhưng cũng vô cùng gian nan của các bậc làm cha làm mẹ. Khi con khỏe mạnh, phát triển bình thường mọi thứ sẽ thật êm đềm, nhưng khi con ốm đau, bệnh tật, dù chỉ là những bệnh ngoài da thông thường như chàm sữa cũng khiến cha mẹ sốt sắng không yên, “vái tứ phương” để mong tìm được cách chữa.

Theo thống kê, có tới 20% trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc phải chàm sữa trong những năm tháng đầu đời. Phổ biến là vậy, nhưng có tới 90% các bậc cha mẹ lại không hề có chút kiến thức nào về bệnh lý, thậm chí không biết con đang mắc phải chàm sữa nên đã áp dụng sai cách chữa. Chính vì sự thiếu hiểu biết này đã dẫn tới nhiều hệ lụy, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sự phát triển của bé.

Theo bác sĩ cao cấp Nguyễn Văn Lộc – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, chàm sữa hay còn gọi là lác sữa là tình trạng viêm da mạn tính và không có tính chất lây lan. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu xuất hiện ở những bé có cơ địa dễ dị ứng với:

- Môi trường bên ngoài: thời tiết, nhiệt độ, môi trường, lông động vật…

- Môi trường bên trong: Thay đổi quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể.

- Thực phẩm: sữa mẹ, trứng, sữa, đạm bò…

Có trường hợp bé bị dị ứng sữa mẹ cần phải mang sữa mẹ đi test sữa tại các bệnh viện và tách đạm - tuy nhiên trường hợp này rất hiếm gặp

Một yếu tố khác cũng khiến bé bị chàm sữa là do di truyền. Nếu trong gia đình (cha, mẹ) thường xuyên mắc phải bệnh lý: mề đay, dị ứng da, dị ứng thời tiết, hen suyễn…thì bé cũng dễ dàng mắc bệnh.

Để nhận biết chàm sữa, bác sĩ Lộc “mách” cha mẹ nên nhìn vào thực tế biểu hiện của bệnh. Chẳng hạn như, khi thấy da con đột nhiên xuất hiện những mảng hồng ban, có mụn nước, đóng mày và tróc vảy. Vị trí thường ở mặt, hai bên má, đối xứng, có thể lan ra da đầu, thân mình, tứ chi... Bệnh rất hay ngứa làm trẻ khó chịu, ngủ không ngon giấc, quấy khóc, bú kém. Nhiều trẻ chịu không nổi gãi liên tục hoặc chà đầu, cọ mặt vào gối cho đỡ ngứa làm mụn nước vỡ ra, da rớm máu, có khi cả một vùng da bị chảy máu…Chắc chắn bé đã mắc phải chàm sữa và cần được cha mẹ chăm sóc với chế độ đặc biệt.

Muốn con hết chàm sữa, tuyệt đối không tự ý điều trị

Một trong những yếu tố tiên quyết mà bác sĩ Lộc đưa ra chính là: Khi phát hiện con mắc phải chàm sữa, cha mẹ tuyệt đối không tự ý điều trị, tránh những hệ lụy không hay xảy ra với bé. Bởi chàm sữa là bệnh lý khó chữa khỏi hẳn và dễ dàng tái phát nên trẻ cần được chăm sóc và điều trị một cách khoa học.

Mặt khác, chàm sữa có nhiều giai đoạn và cấp độ biểu hiện khác nhau, nếu chỉ áp dụng một cách chữa duy nhất sẽ không đem lại hiệu quả, thay vào đó, cha mẹ cần kết hợp nhiều biện pháp đi kèm.

Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc khuyến cáo các bậc cha mẹ nên áp dụng cách chữa chàm sữa cho con như sau:

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong quá trình chữa chàm sữa cho bé

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong quá trình chữa chàm sữa cho bé

Chú ý tới chế độ dinh dưỡng

- Mẹ nên duy trì việc cho con bú trong thời gian lâu nhất có thể.

- Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng và một vài loại cá hãy để bé khoảng 12 tháng tuổi trở lên hãy cho dùng.

- Tránh cho bé ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như đồ biển, thực phẩm lên men, trứng, đậu phộng...

Vệ sinh cơ thể, môi trường sống cho bé

- Trong giai đoạn bị chàm sữa, bé cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, vì vậy cha mẹ không nên cho trẻ tắm với xà phòng hay sữa tắm chứa hóa chất tạo mùi, tạo bọt, hoặc các loại lá tắm dân gian chứa tạp chất, vi khuẩn…gây kích ứng, nhiễm trùng và khiến tình trạng chàm sữa nặng thêm.

- Tránh mặc các loại quần áo bằng chất liệu len, sợi tổng hợp gây bí tắc da bé. Nên cho trẻ mặc những loại quần áo mềm, làm bằng chất liệu bông để tránh làm tổn thương da.

- Môi trường cần thoáng mát, không quá khô (chẳng hạn nếu bé ngủ trong phòng máy lạnh nên để thêm một thau nước to nhằm cải thiện độ ẩm trong phòng).Giữ môi trường xung quanh không quá nóng, quá lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ quá nhanh.

 Tạo ra môi trường sống thoáng mát cho trẻ để hạn chế chàm sữa

Tạo ra môi trường sống thoáng mát cho trẻ

- Tránh để cơ thể bé đổ mồ hôi ẩm ướt, giữ cho da bé luôn khô, thay tã lót cho bé (ít nhất ba lần trong ngày), tránh để lâu gây ẩm ướt do phân và nước tiểu (yếu tố dễ gây kích ứng da), thay quần áo ngay sau khi tắm cho bé. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là đệm, chăn, gối, giường của bé, tránh để bé tiếp xúc với chó, mèo, khói bụi.

- Không tự ý mua các loại thuốc bôi cho trẻ. Trên thị trường hiện có rất nhiều loại thuốc bôi có chứa corticosteroid , nếu dùng lâu ngày sẽ gây những tác dụng phụ khiến trẻ bị nhiễm nấm, teo da, mất màu da. Corticosteroid cũng có thể khiến chàm lan rộng, nặng thêm và nhiễm trùng, nếu dùng kéo dài có thể gây suy yếu tuyến thượng thận...

Cách chữa chàm sửa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Cách chữa chàm sửa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Reviewed by admin on February 16, 2019 Rating: 5
Powered by Blogger.